Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Huyền thoại địa hình Mercedes-Benz G-Class

Dòng xe được thiết kế cho cả mục đích quân sự và dân sự, hội tụ tất cả những gì tinh hoa nhất của công nghệ chế tạo ô tô Đức vào làm một.



Otofun News

Đây là điều khá thú vị, đặc biệt là kể từ sau sự hiện diện của chiếc G63 AMG mới đây với mức giá khủng hơn 7 tỷ VNĐ (vào thời điểm ra mắt) và những lời xưng tụng có cánh từ giới truyền thông như "vua địa hình", "mãnh thú sa mạc", "gã quý tộc cơ bắp", "chiến binh việt dã"... Rõ ràng, sự bền bỉ và năng lực chinh phục cũng là một trong những thế mạnh quan trọng của Mercedes-Benz với cánh chim đầu đàn là dòng G (G-Class) - tiền đề phát triển cho các dòng SUV thương mại quan trọng hiện nay như GL, ML, GLK... Vậy những mẫu xe này  có gì để được giật những cái tít đầy tự hào như thế ngoài mức giá quá ư ngoại hạng kia ? Chúng ta hãy thử dạo một vòng tìm hiểu xem giá trị thực thụ của nó nằm ở đâu, bạn nhé! 


Ngược dòng thời gian

Vào thập kỉ 70 của thế kỉ trước, một vị vua Iran đã đề nghị Mercedes xem xét ý tưởng xây dựng một mẫu SUV (4x4) với khả năng vượt địa hình ấn tượng nhằm đáp ứng những yêu cầu về địa hình (chủ yếu là sa mạc) tại đây. Người này – khi đó vốn là một cổ đông lớn của Mercedes – đã đặt tiền đề ý tưởng cho chiếc xe G đầu tiền – dù là dựa trên nhu cầu về quân sự. Ngay sau đó, Mercedes-Benz đã hợp tác với công ty sản xuất xe quân sự Úc là Steyr-Daimler-Puch để phát triển một siêu phẩm mang tên "Geländewagen" (trong tiếng Đức có nghĩa là xe xuyên quốc gia) với mục tiêu hướng tới phục vụ cả nhu cầu dân dụng và quân sự cùng lúc. Cũng chính vì gốc gác quân sự mà G-Class sở hữu những đặc điểm mà sau này trở thành truyền thống như kết cấu hình hộp với các ô cửa sổ rộng rãi tối đa có thể.

Otofun News
Việc phát triển G Class ban đầu được nghiên cứu
dựa trên những khu vực có địa hình phức tạp nhất thế giới.
Sự phức tạp trong nhu cầu đặt ra và mục tiêu hướng tới một mẫu xe hoàn hảo đã khiến dự án phát triển kéo dài suốt thập kỉ 70 với những chuyến thử nghiệm diễn ra ở mọi nơi trên toàn cầu, từ những mỏ than tại Đức, sa mạc Sahara lừng danh cho tới các vùng Cực lạnh lẽo. Mãi tới năm 1979, sau một thời gian Steyr-Daimler-Puch (hiện nay là Magna Steyr) tích cực sản xuất những chiếc G Class đầu tiên tại nhà máy Graz – nơi những mẫu xe này vẫn đang xuất xưởng mỗi ngày vào thời điểm hiện tại, Mercedes-Benz cuối cùng đã có một dòng xe hoàn toàn mới sẵn sàng cho thị trường.
Otofun News
Những chiếc G Class thế hệ đầu với tên mã "406".
Trong suốt những năm dài sản xuất sau đó, các yếu tố kỹ thuật đã được thường xuyên thay đổi để tích hợp những tính năng mới, những tiến bộ của khoa học công nghệ nhưng đặc tính cốt lõi và cơ bản nhất G-Class vẫn không thay đổi : một chiếc xe có thể lái tới bất cứ nơi đâu và sở hữu... tất cả mọi thứ. Vào năm 1990, G-Class nhận được nâng cấp vượt bậc trên phiên bản 463. Ngoài khung vỏ hoàn toàn mới, lần đầu tiên mẫu xe này có hệ thống dẫn động bốn bánh 4WD và bộ ba khoá vi sai điện tử. Mercedes-Benz cũng làm mới hoàn toàn nội thất xe theo hướng sang trọng và tiện nghi hơn hẳn - song song với dải tuỳ chọn động cơ rộng hơn (gồm cả động cơ V8 trên chiếc G500 GE kể từ 1993). Kể từ 1994, xe bắt đầu có hệ thống lái mới cùng túi khí - tiêu chuẩn an toàn của mọi dòng xe hiện đại.
Otofun News
Một chiếc G290D (1996) với động cơ dầu (602) tham gia trong sự kiện
Mercedes-Benz Driving Academy Offroad 2014 vừa qua.

Sau đó, đợt nâng cấp lớn tiếp theo của G Class là vào 1997 với sự hiện diện lần đầu tiên của phiên bản mui trần và hai tuỳ chọn động cơ mới (máy dầu V6 2.9L trên G320 và máy xăng V8 mới trên G500). Sau lần nâng cấp này, gần như G Class không mấy thay đổi cho tới tận 2005 (ngoại trừ việc bổ sung hộp số 7G-Tronic trên G500 vào năm 2006). Đáng chú ý là vào 2002, xe bắt đầu được bán vào thị trường Mỹ và nhanh chóng trở thành lựa chọn của rất nhiều ngôi sao điện ảnh, ca nhạc... - bất chấp gốc gác có phần "bụi bặm" của nó. 

Otofun News
Phiên bản G mui trần (Cabriolet) bắt đầu có mặt từ năm 1997. 

Kể từ 2007, G Class bắt đầu nhận được hàng loạt các nâng cấp mới theo hướng hiện đại - dĩ nhiên là vẫn dựa trên nền tảng thiết kế cơ khí hầu như đã hoàn hảo của nó. Sau 2005 với các mẫu hiệu năng cao AMG và các biến thể động cơ bổ sung, phiên bản 2007 lần đầu nhận được màn hình COMAND 6,5 inch, hệ thống giám sát áp suất lốp, hệ thống ống xả thể thao. Tới 2008, xe lại có kết nối Bluetooth, giao diện đa phương tiện mới (COMAND APS), nâng cấp về âm thanh (Harman Kardon Logic 7), TV, camera lùi, ghế sưởi... và sau đó là các công nghệ tưởng chừng chẳng mấy khi cần tới với những dòng xe mà phần lớn thời gian ở những nơi "dừng đâu, đỗ đó" như PARKTRONIC hay DISTRONIC Plus, Blindspot Assist... Rõ ràng, những tính năng mới này là yêu cầu quan trọng nếu muốn thuyết phục khách hàng đô thị. Xu hướng nâng cấp này vẫn tiếp tục kéo dài trên G-Class cho tới nay.

Như thế, có thể thấy rằng G-Class thực sự là chiếc xe với một đích ngắm duy nhất: "san bằng tất cả". Được thiết kế cho mục đích phục vụ cả quân sự và dân sự, xe là sự tích hợp tất cả những tinh hoa của công nghệ chế tạo ô tô vào một. Ở tất cả mọi thời điểm mà nó được sản xuất, mọi thứ luôn đạt tới đỉnh cao: nội thất luôn sang trọng bậc nhất, động cơ mạnh mẽ nhất, hệ thống truyền động tiên tiến nhất được lắp đặt chắc chắn trên khung gầm của một chiếc xe SUV thực thụ cùng các thiết bị hỗ trợ vượt địa hình tốt nhất có thể. Vì thế nên nó có thể sử dụng đa mục đích từ chiến đấu trên mặt trận cho đến đáp ứng nhu cầu những doanh nhân lịch lãm, từ thành thị đến các vùng nông thôn miền núi, từ kẻ khoe tiền bóng bẩy đến các chàng đam mê bộ môn thể thao vượt địa hình bằng xe ô tô.

Otofun News
Chiếc xe với một đích ngắm duy nhất: "san bằng tất cả".

Bên cạnh những tiêu chí này, một điều thú vị là sau nhiều năm, kiểu dáng đặc thù của xe hầu như được "bảo quản" trọn vẹn mà vẫn không hề "hết đát". Nét cổ điển pha lẫn công nghệ hiện đại một cách khéo léo có thể nói là một trong những điều quyến rũ nhất của G Class hiện nay. Nhu cầu cao từ phía khách hàng cũng là điều "ép" Mercedes-Benz phải liên tục nâng cấp và sản xuất G Class dù cho hãng đã nhiều lần định ngừng ra đời dòng xe này. Bản thân dòng GL của hãng cũng đã từng được ấn định thay thế cho G nhưng cũng không thành công do năng lực vượt địa hình quá mức  ấn tượng của đàn anh và phải chấp nhận tồn tại song song.

Otofun News
Sau hàng chục năm phát triển, G Class vẫn giữ được
nét cổ điển đầy quyến rũ trong ngoại hình.
Tuyệt tác hội tụ tinh hoa của cơ khí Đức 
Một ưu điểm tuyệt vời khác nằm ở chỗ do G Class được Mercedes-Benz chau chuốt tối ưu đến từng chi tiết, bất cứ chiếc nào xuất xưởng  nào đều có độ tin cậy rất cao và thậm chí là độ bền vô đối - những điều thực tế đã liên tục được kiểm chứng. Theo Mercedes-Benz, toàn bộ phần vỏ của G-Class đều được cấu thành từ thép dày 2,5mm với một mặt được mạ kẽm. Các chuyên gia sau đó sẽ hàn chúng lại với nhau một cách tỉ mỉ bằng tay để đảm bảo tính chính xác và độ hoàn hảo tuyệt đối của từng mối hàn.
Otofun News

Otofun News

Otofun News
Khung vỏ G-Class được sản xuất bởi những kĩ sư lành nghề nhất của Mercedes-Benz.

Đáng nể hơn, toàn bộ phần khung xe đều sử dụng thiết kế xoắn kèm thanh giằng trợ lực giữa cho phép đạt độ cứng cáp tối đa và tránh việc lực xoắn thân xe ảnh hưởng tới vỏ. Khung này cũng được phủ lớn bảo vệ đặc biệt cho phép cách ly nó khỏi mối nguy hại từ môi trường - bất kể là nước, tuyết, muối hay thậm chí là cát sa mạc. Thực tế, lớp bảo vệ bí ẩn này vẫn luôn là bí kíp tạo nên độ bền "huyền thoại" của G Class. Điều này lý giải tại sao tới tận bây giờ, vẫn có những chiếc G Class đang vận hành hoàn hảo sau hàng chục năm tồn tại.

Otofun News
Thân vỏ của G-Class có độ dày 2,5mm và được chế tạo
hoàn toàn bằng tay - điều thường chỉ thấy trên những chiếc siêu xe đắt đỏ.

Đây thực sự là một điểm ấn tượng và hiện tại còn rất ít các dòng xe "xuyên quốc gia" được sản xuất theo kiểu này. Tài liệu kĩ thuật của hãng cho thấy vỏ của G-Class được đính vào khung xe chỉ với 8 điểm có đệm cao su nhằm đảm bảo khử rung và tiếng ồn tối đa. Thậm chí, mọi đường ống dẫn và cáp nối cũng được từng nhân viên trong xưởng của Mercedes-Benz uống chuẩn bằng tay trước khi đặt chúng vào vị trí - điều cho phép chúngkhông bị xoắn, vặn hay căng trong suốt tuổi thọ của chiếc xe. Cơ cấu sản xuất theo kiểu truyền thống này dù mất thời gian hơn rất nhiều nhưng là một trong những chi tiết hãng xe Đức sẵn sàng đánh đổi để lấy độ tin cậy cao nhất có thể của chiếc xe sau đó.

Otofun News
Không chỉ nằm ở thiết kế, quy trình chế tạo G-Class cũng
hết sức hoàn hảo trong việc đảm bảo tính bền bỉ, độ tin cậy về lâu dài.

Một trong số những minh chứng gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với sự bền bỉ và đáng tin cậy của G-Class chính là việc dòng xe này giành giải vô địch trong cuộc đua việt dã khốc liệt qua sa mạc Châu Phi Paris-Dakar năm 1983 - điều thể hiện rõ nét khả năng làm vận hành tuyệt vời của chiếc xe ở vùng khí hậu nóng khắc nghiệt với cát sa mạc và những dòng sông bùn dữ dội. Với thời tiết lạnh, năm 2006 một nhà làm phim tài liệu đã chạy một chiếc G500 với quãng đường dài tới 19.000 km qua khu vực lạnh nhất trái đất thuộc Siberia vào mùa đông (khi nhiệt độ có lúc xuống đến -52 độ C) mà không gặp một sự cố nào.

Otofun News
Hình ảnh quen thuộc đậm chất phủi mỗi khi ai đó nhắc tới G-Class.

Thú vị hơn, vào năm 2010, khi Mercedes-Benz ra mắt mẫu G350 BlueTec lần đầu tiên, hãng cùng bổ sung thêm bình dung dịch trung hoà khí thải diesel AdBlue (một lần đổ đủ cho hành trình 12.000km) cho phép G-Class thân thiện hơn đáng kể với môi trường. Đây cũng là thời điểm G-Class được phân hoá khá rõ nét với dòng chuyên dụng (G Professional) hướng tới các mục đích sử dụng như vượt địa hình, chinh phục môi trường khó khăn, quân sự, thám hiểm - nghiên cứu như G280 CDI, G300 CDI -  song song với các dòng thông thường hay các dòng nâng cấp hướng tới đô thị như G63/G65 AMG... Bên cạnh các khách hàng dân sự, G-Class cũng là lựa chọn của nhiều lực lượng quân sự trên toàn cầu vì sự bền bỉ và mạnh mẽ của nó.

Otofun News
G-Class là một món ưa thích của các lực lượng vũ trang trên toàn cầu
nhờ tính bền bỉ, độ tin cậy gần như hoàn hảo và sự mạnh mẽ của nó.

Vào năm 2007, Úc đã đặt hàng 1.200 chiếc G-Class để thay thế cho "binh đoàn" Land Rover 110s. Con số này nhanh chóng tăng lên 2.146 chiếc vào năm 2012 - bao gồm cả các mẫu 4x4 và 6x6 hoàn toàn mới. Số lượng G-Class trong quân đội các quốc gia khác cũng rất đáng nể như: Argentina (900), Bulgari (hơn 600 - phần lớn được trang bị vũ khí), Canada (1.159), Croatia (320), Đan Mạch (2.000), Nauy (3.000)... và nhiều nước khác. Trong đó, "khủng nhất" vẫn là lực lượng "sân nhà" Đức với hơn 12.000 chiếc G-Class. Một số quốc gia như Nga thậm chí còn tin tưởng G-Class tới độ trưng dụng cho phần lớn các nhiệm vụ tối quan trọng của mình kể cả bảo vệ và hộ tống tổng thống hay... Giáo hoàng.

Otofun News
Không chỉ là hổ giấy, năng lực của G Class đã được minh chứng gần như ở
mọi điều kiện khắc nghiệt nhất trên toàn cầu từ chính những người sử dụng thay vì nhà sản xuất.

Là sự hội tụ tinh hoa cơ khí và công nghệ Đức, không có gì lạ khi G-Class liên tục nhận được các giải thưởng danh giá trong thế giới xe - đặc biệt là trong phân khúc xe địa hình. Vào 2003, tạp chí "Motor Klassik" của Đức đã bầu G-Class là xe "cổ điển của tương lai". Năm 2006, tạp chí uy tín OFF ROAD đã đưa G-Class vào vị trí "xe địa hình của năm". Trong khi đó, tạp chí "Auto, Moto un Sport" của Đức cũng đã bình chọn mẫu xe này là xe Offroad tốt nhất thế giới không dưới 13 lần tính tới nay. Tương tự như vậy, tạp chí "BushDriver" của Úc cũng đưa G-Class lên vị trí xe xuyên quốc gia 4X4 tốt nhất thế giới - ngay sau chiến thắng Paris-Dakar mà chúng ta vừa đề cập.... 

Otofun News
Bạn có tin nổi rằng hai chiếc xe này chỉ là một?

Vua địa hình, danh xưng tự phong hay bản lĩnh thực thụ 
?
Tất nhiên nếu đem so sánh với các loại xe "độ" chuyên cho offroad thì G Class này dường như có phần ... lép vế bởi nhiều yếu tố như tự trọng lớn, hành trình giảm xóc ngắn, lốp bé mỏng... bởi vậy nếu xem các giải Offroad chuyên nghiệp bạn sẽ ko bao giờ thấy “vua” xuất hiện. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách toàn diện ở nhiều tiêu chí yêu cầu cùng lúc, bạn sẽ thấy rõ tại sao G-Class luôn vượt trội về năng lực chinh phục - đặc biệt là trong nhóm các mẫu xe "nguyên bản" - mà không phải hi sinh bất cứ công năng nào khác.

Otofun News
Mọi thông số kĩ thuật của G Class đều được tối ưu tới mức gần như hoàn hảo!

Tuy thế, nếu chỉ xem xét riêng từ góc độ vượt địa hình, những ưu điểm của G Class nằm ở đâu ? Tại sao mẫu xe này lại được coi như vị hoàng đế của những dòng xe việt dã thương mại ? Chúng ta có thể điểm tới những tiêu chí cơ bản như sau.
Trước hết, Mercedes-Benz G Class là một chiếc xe SUV linh hoạt khi sở hữu một kích thước hài hòa không quá to mà cũng ko quá bé với kiểu dáng hình hộp vuông vức, các kính trước sau và cửa phẳng hoàn toàn, các góc cạnh được thiết kế với tỷ lệ rất hài hòa cân đối. Dù vậy, xe vẫn có dung tích của khoang hành lý lên tới 2250 lít (phiên bản Station Wagon) - thừa đủ chứa hành lý cho mọi chuyến hành trình thám hiểm gian nan dài ngày. 

Otofun News
G Class là chiếc xe có kiểu dáng cân đối, hài hoà,
tối ưu về hiệu quả ngay cả với mẫu Station Wagon 5 cửa (hình vẽ).
Động cơ ở mọi phiên bản G luôn luôn có công suất và hiệu suất vận hành rất cao, mô-men xoắn của động cơ lớn  trên dải tua máy rộng giúp cho chiếc xe có sức kéo tuyệt vời ở nhiều tính huống khó. Đáng kể hơn cả, riêng với phiên bản máy xăng như G500, Mercedes-Benz còn thiết kế hai bugi trong mỗi xi lanh với cơ chế đánh lửa lần lượt tuỳ theo tình trạng vận hành. Tương ứng với nó là ba van xả cho phép đủ không gian nổ của nhiên liệu. Công nghệ này đảm bảo nhiên liệu được kích nổ với hiệu suất cực cao trong khi cắt giảm tối đa khí thải ra bên ngoài. Tính hiệu quả của động cơ G-Class thực tế đủ tốt tới mức Mercedes-Benz thậm chí tự tin tuyên bốmẫu xe này có thể vận hành bình thường ở cả những nơi mà "ngay con người phải mang theo bình khí oxy để có thể tồn tại". Từ một thực tế rằng động cơ luôn cần tới lượng Oxy dồi dào để có thể đốt cháy nhiên liệu, đây thực sự là một điều thực sự gây kinh ngạc. 
Otofun News
Động cơ của G-Class có thể vận hành ở nhiều
điều kiện khắc nghiệt - cả những nơi mà nhiều dòng xe khác phải chào thua.
Hệ thống khung (chasiss) rời body-on-frame được phát triển trên sườn của xe tải, cấu tạo dập bằng thép tấm dày 4mm chạy suốt chiều dài xe với các liên kết ngang được hàn chắc chắn giúp cho chiếc xe thật sự ổn định chống lại được những lực xoắn lớn tác động từ bánh xe lên và thân xe xuống, phần sắt xi có trọng lượng lớn cũng góp phần làm cho trọng tâm của toàn bộ xe rất thấp, giảm đáng kể rung động và tiếng ồn từ mặt đường tác động lên.

Hệ thống lái của G-Class được Mercedes-Benz thiết kế hoàn toàn độc lập với các dòng xe thương mại theo định hướng xử lý các tình huống địa hình phức tạp và độ bền bỉ cao hơn đáng kể.

Mặt khác, để chinh phục được những cung đường thực sự khó khăn, yếu tố quan trọng ở đây là khoảng sáng gầm xe phải cao, góc tới góc thoát lớn, trọng tâm thấp, vị trí cổ hút gió động cơ cao, những thông số này G- Class thật sự ấn tượng:

Khả năng leo dốc thẳng có độ dốc 100% (80% đối với dòng AMG) - tương đương góc 45 độ. Đáng nể hơn, tại độ dốc này, xe có thể ổn định khi độ nghiêng ngang lên tới 54% - một tư thế đứng "không tưởng" với các dòng xe khác.
Khoảng sáng gầm xe 21 cm (22 cm với dòng AMG) nhờ hệ thống treo cao kết hợp hai thanh chống xoắn vặn thân xe đảm bảo việc chia tải trọng luôn đồng đều ở mọi thời điểm (và hạn chế các tác động từ địa hình xấu). Đặc điểm này khi kết hợp với cơ chế kết nối hai cầu bằng thép siêu cứng sẽ đảm bảo khoảng sáng gầm luôn ở mức tối ưu nhất có thể trong mọi "tư thế" của xe.
Khả năng lội xuyên qua nước và bùn với độ sâu 60cmGóc nghiêng tới hạn lật lên đến 54%. Góc tới 36° (27° với dòng AMG) và góc thoát 27°.
Otofun News
Khả năng leo dốc thẳng có độ dốc 100% với độ nghiêng ngang 54%!
Cơ chế phân bổ lực kéo trục trước và sau 50:50 cùng hệ thống phân bổ lực kéo điện tử 4ETS còn cho phép chia lực tới các bánh xe một cách tối ưu, nhờ thế xe vận hành dễ dàng hơn trên đường băng tuyết và các loại đường trơn trượt. Ở điều kiện vận hành này, G Class cũng có khả năng phanh bám rất tốt nhờ các công nghệ EBV (phân bổ lực phanh điện tử) và ABS tích hợp sẵn. Chúng cho phép phân bổ lực phanh đồng đều trên bánh trước và bánh sau xe nhằm duy trì khả năng lái của tài xế khi phanh gấp trên mặt đường ướt.
Otofun News
G Class là bộ sưu tập "khủng" của các
tính năng vượt địa hình đáng mơ ước trên một mẫu xe.
Đáng chú ý hơn cả có lẽ là sự hiện diện của 3 khóa vi sai điều khiển điện đóng mở toàn phần lần lượt trung tâm > sau > trước (cho phép chỉnh tay). Các khoá này có thể đóng mở linh hoạt ngay cả khi xe đang chuyển động và đưa lực truyền động từ hộp số tới 4 bánh xe ngang bằng nhau giúp cho xe có thể chuyển động ngay cả khi chỉ có 1 bánh bám đường. Thực tế, G-Class là một trong số rất ít xe từ trước tới nay có thể kết hợp được đặc tính này tương tác với các cơ chế điện tử như 4ETS (chống trơn trượt) và ESP (ổn định thân xe) nhằm đảm bảo chiếc xe có thể vượt qua mọi loại địa hình. Dĩ nhiên, người dùng có thể tự tay điều chỉnh theo ý muốn theo cách thông thườn: khóa vi sai trung tâm, lực đẩy sẽ được chia 50/50 cho cả bánh trước và bánh sau. Khóa vi sai sau, bạn sẽ chia lực đẩy đêu giữa hai bánh sau. Khóa vi sai trước, điều tương tự cũng sẽ xảy ra ở đây. Tắt nốt ESC, kích hoạt cầu chậm và chiếc xe của bạn sẽ đưa bạn trèo qua gần như mọi thứ phía trước - đặc biệt là nếu bạn để hộp số của xe ở mức thấp. 
G-Class cũng sở hữu hộp số với tỷ số truyền rất lớn (2.16:1) khi xe chạy với tốc độ cực chậm (dưới 40km/giờ) sẽ đảm bảo được lực đẩy tối đa trên các loại đường bề mặt cực khó, như trong bùn hoặc cát. Người lái có thể chuyển giữa chế độ Offroad này sang chế độ Onroad thông thường (tỉ số truyền 0.87:1) với nút điều khiển điện ngay trong khoang lái.
Otofun News
Thiết kế và cơ chế vận hành các cơ cấu của G-Class vẫn là
bí quyết giúp xe vượt trội ở khả năng chinh phục địa hình. 

Qua đó, có thể thấy rằng dù G-Class phiên bản mới nhất có nhận được hàng loạt trang bị điện tử mới, khả năng chinh phục địa hình vẫn là thế mạnh lớn nhất của dòng xe này - đặc biệt là khi nó cho phép chủ nhân mang theo mọi tiện nghi bên mình. Hệ dẫn động bốn bánh có thể vận hành hoàn toàn tự động, bộ ba vi sai với cơ chế vận hành độc đáo... đều là "đặc sản" cho các hành trình việt dã với sức hấp dẫn khó cưỡng của một chiếc "Mẹc G".

Nếu như G cơ bản đã ấn tượng như vậy, G63 AMG hay thậm chí là G65 AMG sẽ còn đến thế nào ?
Theo nhận định của một Ofer, ý tưởng về các dòng G63 AMG hay G65 AMG của Mercedes tương đối gần gũi với "hình ảnh một off-roader đi trên con đường mòn lầy lội trong khi diện trên mình một bộ vest bóng bẩy phẳng phiu". Hình ảnh tưởng chừng có vẻ ngớ ngẩn nhưng lại rất thú vị. Nói một cách thực tế hơn, nếu bạn là loại người có đủ độ bạo và cá tính mạnh mẽ để có thể thử một cái gì đó đại loại thế, những chiếc G dòng AMG là món hấp dẫn duy nhất để bạn lựa chọn. 

Theo hướng tiếp cận như vậy, không có gì khó hiểu khi so với G Class "nguyên bản", các dòng cao cấp G63 AMG và G65 AMG lại có những tinh chỉnh, nâng cấp vượt trội hơn hẳn về mặt tiện nghi và hiệu suất động cơ. Tuy nhiên, nó chủ yếu hướng tới giới "dân chơi" hoặc người giàu có tiền nhiều hơn là các công năng thực dụng - thứ mà phiên bản tiêu chuẩn đã có đầy đủ. Trong giai đoạn từ 2005-2011, Mercedes còn có phiên bản G55 AMG với động cơ V8 500 mã lực, tuy nhiên đàn anh này đã bị thay thế bởi hai phiên bản mang số hiệu 6x kể từ năm 2012.

Otofun News
Với G63 AMG hay G65 AMG, người dùng sẽ phải hi sinh chút ít tính thực tế
cũng như năng lực địa hình để có được tiện nghi và tốc độ.

Theo tài liệu của nhà sản xuất, những nâng cấp mới bao gồm các thay đổi về động cơ, nội thất là chính. Trong đó, G63 AMG dù vẫn sử dụng động cơ tiêu chuẩn là loại V8 có dung tích 5,5L với hệ thống tăng áp kép nhưng được AMG tối ưu hoá cho công suất cực đại đạt 544 mã lực tại tua máy 5500 vòng/phút. Mô-men xoắn cực đại của nó có thể chạm ngưỡng 760 Nm trên toàn dải tua máy 2000 – 5000 vòng/phút. Những thông số này khiến G63  được coi là một trong những chiếc SUV có động cơ mạnh mẽ nhất trên thế giới và cũng là một trong những xe "khủng" nhất cả về tốc độ (vốn là ưu thế của những dòng xe gầm thấp)  khi sở hữu khả năng tăng tốc 0-100 km/h chỉ mất 5,4 giây. Hơn cả G63 AMG, G65 AMG thậm chí lại đứng ở một "đẳng cấp khác" khi sở hữu động cơ V12 tăng áp kép. Động cơ này cho công suất lên tới 612 mã lực với mô men xoắn 1000 Nm - con số cực kì ấn tượng ngay cả khi so với mặt bằng chung dòng xe hiệu thể thao hiệu năng cao.

Otofun News
So với bản G gốc, G63 AMG và G65 AMG thuộc về "một đẳng cấp khác".
Dĩ nhiên, động cơ mới chỉ là một phần của những nâng cấp - đặc biệt là khi bản thân G-Class đã là mẫu xe tương đối hoàn hảo từ nguyên bản. Việc "độ" lại một chiếc G-Class như thế sẽ thực sự là một thách thức rất lớn ngay cả với tên tuổi lừng danh đầy kinh nghiệm với các dòng xe Mercedes-Benz như AMG. Danh mục nâng cấp về vận hành của xe còn bao gồm:

- Hộp số tự động AMG SPEEDSHIFT PLUS 7G-TRONIC với ly hợp kép đảm bảo thời gian chuyển số cực ngắn kể cả khi chở toàn tải. Việc chuyển số cũng gần như không gây ra hiện tượng ngắt mô men xoắn tạm thời - rất quan trọng khi xe đang vượt dốc hoặc tăng tốc trên đường thẳng. Hộp số này cũng mang lại cơ chế ECO mới cho G63 AMG cho phép hộp số nhảy thẳng sang số 2 mỗi khi xe chuyển động lại sau khi động cơ tạm dừng trong thời gian ngắn nhằm tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế khí thải.
- Hệ thống treo AMG với hành trình hoạt động dài hơn cùng với giảm chấn 3 tầng dùng khí nitơ mang lại sự êm ái và cảm giác lái tối ưu.
- Hệ thống phanh hiệu năng cao AMG với đĩa phanh kích thước lớn 375x36 mm phía trước và 330x20 mm đĩa phía sau, sáu piston dàn đều lực phanh lên đĩa trước mang lại hiệu quả phanh tốt nhất có thể trong mọi tình huống.

- Khách hàng có thể tuỳ chọn thay thế toàn bộ nội thất của xe bằng vật liệu sợi Carbon để cắt giảm trọng lượng, nâng cao hiệu năng xe và tăng độ bền. 
Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News
Nội thất sang trọng của một chiếc Mercedes-Benz G63 AMG 2013.

Ngoài ra, nội thất sang trọng của các dòng G63 và G65 cũng có thể khiến bạn tưởng như đang yên vị trên một chiếc S-Class với các chi tiết cao cấp tinh xảo so với G "thường" với những khác biệt như:
- Bảng đồng hồ thể thao AMG với màn hình khởi động AMG. 
- Tay nắm cần số thể thao AMG thiết kế độc đáo với biểu tượng AMG. 
- Nội thất bọc da designo 2 tông màu với họa tiết kim cương. 
- Nội thất ốp gỗ designo hoặc sợi carbon. 
- Ghế trước thể thao AMG với chức năng massage, sưởi và thông gió. 
- Hệ thống sưởi cho hàng ghế sau. 
- Tay lái thể thao AMG 4 chấu bọc da Nappa (tiêu chuẩn trên G65); tích hợp lẫy chuyển số bán tự động hợp kim nhôm. 
- Hệ thống giải trí truyền thông đa phương tiện COMAND Online với đầu đọc DVD 6 đĩa.
- Hệ thống âm thanh vòm Harman Kardon® Logic 7®. 
- Bảng điều khiển bọc da designo đen. 
- Trần xe bọc Alcantara màu đen. 
- Cửa sổ trời chỉnh điện. 
- Hệ thống đèn bao nội thất. 
- Ốp bệ cửa bằng nhôm với biểu tượng "AMG" phát sáng. 
- Ốp bệ cửa sau với biểu tượng "AMG". 
- Thảm sàn designo màu đen.
Otofun News
Biến thể đặc biệt của G63 AMG với hệ dẫn động 6x6.

Rõ ràng, cái giá phải trả để sở hữu các mẫu G là hoàn toàn xứng đáng bởi Mercedes-Benz và AMG đã thiết kế cho bạn một chiếc xe "tất cả trong một". Với G-Class, thực tế bạn có thể "phượt" cả ngày trên mọi nẻo đường dù cho là rừng núi hiểm trở hay sình lầy gian nan. Thú vị hơn là là việc sau đó chỉ cần lái xe qua trạm rửa xe là bạn đã sẵn sàng cùng nó đến dự tiệc tại một nhà hàng sang trọng đắt tiền mà ko hề ngần ngại về chuyện "đẳng cấp". Cũng vì lý do này, không ít các ngôi sao điện ảnh, thể thao lừng danh trên thế giới đều là "fan" của G Class.

Otofun News
G-Class có lượng người hâm mộ đông đảo trên khắp thế giới...

Mẫu xe này (đặc biệt là G63/65 AMG) cũng không mấy khi vắng mặt trong các bộ sưu tập xe của những nhà tài phiệt hàng đầu.Bản thân các hãng độ xe lừng danh như Brabus, Lorinser, Carlsson, A.R.T., hay RENNtech cũng đều có những siêu phẩm nâng cấp dựa trên G63 hoặc G65 AMG. Theo số liệu từ nhà máy Magna Steyr, mỗi ngày nơi này chứng kiến sự ra đời của 54 chiếc G-Class - một con số không nhỏ - với phần lớn là G550 và G63 AMG (chiếm khoảng 60%). Riêng trong năm 2013, đã có hơn 40.000 chiếc G được giao tới tay khách hàng trên toàn cầu.
Otofun News
... và là cái tên hiếm khi vắng bóng trong các bộ sưu tập xe.
Otofun News
Luôn toả sáng dù đặt ở nơi đâu!
Dù vậy, một thực tế đáng buồn là có thể cả người viết bài này và bạn sẽ chẳng bao giờ được thấy khả năng off road của ông “vua” này bởi tại Việt Nam, sẽ chẳng mấy ai dám "điên" một khoản tiền khổng lồ như thế đi lội suối, vượt bùn hay thi đấu ở các giải địa hình "phá xe" kiểu như VOC hay tương tự. Vì thế, ít nhất là ở thị trường trong nước, khả năng của "Mẹc G" đáng tiếc vẫn chỉ nằm  trên giấy. Liệu điều này có một ngày nào đó thay đổi ? Liệu có tay chơi nào dám mạnh bạo một lần để những người yêu xe được "mãn nhãn" ? Có lẽ, câu trả lời sẽ khó xuất hiện trong ngày một ngày hai!

Otofun News
Liệu có tay chơi xứ Việt nào dám mạnh bạo một lần
 để những người yêu xe được "mãn nhãn" ? 

Vững bước vào tương lai!
Tuy nhiên, dù là một mẫu xe huyền thoại, G-Class không thể đứng yên trước làn sóng phát triển vũ bão của ngành công nghiệp xe cũng như yêu cầu ngày càng cao từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm được một thiết kế mới đủ mạnh nhằm nối tiếp truyền thống lừng lẫy của dòng xe này là điều cực kì khó khăn - ngay cả với chính cha đẻ Mercedes-Benz. Dù đã thất bại "thảm hại" trong nỗ lực thay thế G-Class bằng GL mới, hãng xe Đức vẫn liên tục tìm kiếm một kẻ kế thừa cho huyền thoại của mình và hệ quả là mẫu concept Ener-G-Force ra đời.
Được trưng bày trong triển lãm xe Los Angeles vào năm 2012 với đích sản xuất 2025, đây là mẫu xe ý tưởng dựa trên nền G-Class với những tiêu chí mới về tính hiện đại, thân thiện môi trường và công nghệ cao. Dù chỉ mới dừng lại ở những ý tưởng rất cơ bản, rõ ràng chiếc xe mới đã thể hiện được hướng tiếp cận tương lai mà Mercedes-Benz muốn đưa G-Class của mình tới - điển hình là đặc tính hoàn toàn không sinh khí thải của Ener-G-Force nhờ sự hiện diện của động cơ điện và động cơ nhiên liệu Hydro (cho phép lấy năng lượng từ nước thải) thay vì các động cơ xăng "khủng" V8 hay V12 của đàn anh.

Otofun News

Otofun News
Mercedes-Benz ENER-G-FORCE - thiết kế ý tưởng của
thế hệ G Class trong trào lưu "xanh" và hiện đại của tương lai.

Tuy nhiên, liệu "lính mới' này có đủ năng lực kế thừa đàn anh ? Có lẽ hiện giờ vẫn là quá sớm để có thể đưa ra câu trả lời này. Chắc chắn một điều rằng, G-Class sẽ vẫn là biểu tượng mang tính huyền thoại của một chiếc SUV vượt địa hình đích thực đúng như lời Mercedes-Benz mô tả về "một chiếc xe di chuyển thoải mái như ở nhà tại nơi mà những chiếc xe khác chỉ có thể mơ vươn tới được"!. 
 
(Theo: Otofun.net)
)

Đánh giá 4 mẫu sedan sang trọng hạng F: BMW 750Li, Audi A8L 4.2 FSI, Mercedes-Benz S500, Lexus LS460L

Sự suất hiện của Lexus LS460L đã đổ thêm lửa vào phân khúc sedan hạng sang tại thị trường Việt Nam vốn đã rất khốc liệt giữa bộ 3 Đức: Mercedes, Audi và BMW.

 Đã từ lâu, phân khúc sedan hạng sang tại Việt Nam luôn là cuộc chiến của 3 ông lớn đến từ Đức là Mercedes, Audi và BMW với 3 mẫu xe Mercedes-Benz S-Class, BMW 7 Series và Audi A8. Và mới đây, cuộc chiến ấy lại thêm phần khốc liệt khi Lexus chính thức giới thiệu mẫu Lexus LS460L. Khi đem 4 mẫu xe S-Class, 7 Series, A8 và LS460 ra so sánh thì giới chơi xe trong nước luôn có những tranh luận nãy lửa về sự hơn thua của những chiếc sedan hạng sang này.
Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam
 Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam Mercedes-Benz S500 Cái tên đầu tiên được nhắc đến chính là phiên bản S500 thế hệ mới của Mercedes-Benz. Mẫu xe đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Chỉ sau vài tháng Mercedes-Benz S500 thế hệ mới đã trở thành lựa chọn của hơn 40.000 khách hàng. Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam Hàng loạt công nghệ và chức năng hiện đại nhất của Mercedes đã được áp dụng trên mẫu xe này. Chỉ cần cầm lái Mercedes-Benz S500 thế hệ mới, người sử dụng sẽ biết thế nào là cảm giác lạc trong “rừng công nghệ”. Có thể kể đến một số công nghệ điển hình như: hệ thống kiểm soát thân xe Magic Body Control, ngắt động cơ Stop&Go Pilot, hệ thống chiếu sáng ban đêm thông minh Intelligent Light System và điều khiển hành trình radar với chức năng phanh tự động. Ngoài ra, Mercedes-Benz S-Class 2014 còn là mẫu xe đầu tiên được áp dụng công nghệ LED cho toàn bộ hệ thống đèn. Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam S500 sử dụng động cơ V8, dung tích 4,7 lít cho công suất 450 mã lực tại vòng tua 5.250 - 5.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 700 Nm tại vòng tua 1.800 - 3.500 vòng/phút. So với các thế hệ trước, S-class mới tiết kiệm nhiên liệu hơn 20% và đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 6. Chiếc xe hạng sang này có mức giá 5,9 tỷ đồng nếu nhập khẩu nguyên chiếc. Tuy nhiên, phiên bản lắp ráp nội địa chỉ có giá bán 4,6 tỷ đồng. Một mức giá cực kỳ cạnh tranh khiến các đối thủ cùng phân khúc phải đau đầu.
Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam



 BMW 750Li
BMW 750Li là mẫu sedan sẽ khiến bất cứ ai cũng sẽ phải choáng ngợp bởi những tính năng mà nó được trang bị, từ các chế độ lái cho đến kết nối mạng không dây. Điều này đúng như truyền thống của BMW luôn nổi tiếng với cảm giác lái tuyệt vời cùng công nghệ hiện đại. Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam
Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam
 Bên trong cabin, 750Li trang bị màn hình rộng LCD, 10.2 inch cho hình ảnh độ phân giải cao, màn hình này cũng có thể chia đôi theo yêu cầu. Vì bản điều khiển khá đơn giản, nên nếu quen thuộc với iDrive thì bạn không cần nhìn vào màn hình vẫn có thể tùy chỉnh chính xác. Hàng ghế phía sau tích hợp hệ thống màn hình kết nối bản điều khiển iDrive giúp truy cập vào hệ thống thông tin giải trí của xe. BMW 750Li 2013 có trục cơ sở dài hơn so với phiên bản trước, do đó hành khách phía sau sẽ có khoảng để chận rộng rãi hơn. Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam
Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam
 Được BMW 750Li có 5 chế độ lái, ở chế độ EcoPro, xe được tối ưu hóa nhiên liện nhưng vẫn cho cảm giác lái tốt khi đi trên đường cao tốc. Chế độ Manual cho cảm giác chuyển số rất chắc giúp xóa tan đi sự đơn điệu khi lái một chiếc sedan hạng sang quá êm ái. Giảm xuống chế độ Comfort, bạn có thể cảm thấy xe lướt đi rất nhẹ. Khi chuyển sang Sport, 750Li tăng tốc rất nhanh, đạp phanh và ga luân phiên, xe vẫn hoạt động tốt mặc dù động cơ có phần chậm lại. Cuối cùng, với chế độ Sport+ sẽ cho bạn cảm giác lái phấn khích nhất ngay trên một chiếc sedan hạng sang cỡ lớn vốn thường được ưu ái cho hàng ghế phía sau. BMW 750Li 2013 được trang bị động cơ tăng áp 4.4 lít V8 cho 445 mã lực và mô men xoắn 648 Nm. Xe có khả năng tăng tốc từ 0 đến 100km/h chỉ trong 5.2 giây và tốc độ tối đa được giới hạn điện tử ở mức 250 Km/h. Giá bán cơ bản cho chiếc BMW 750Li tại Việt Nam vào khoảng 5,7 tỉ đồng.

 Audi A8 4.2 FSI
Trong khi đó, mẫu xe sedan hạng sang đầu bảng của Audi lại gây được ấn tượng mạnh bởi thiết kế nét mang tính thời trang cao cấp, trang thiết bị phong phú và sức mạnh động cơ lấy từ bộ tăng áp turbin. Phong cách thiết kế Audi vẫn là sự "đơn giản nhưng tinh tế". Ngoại thất xe là sự phô diễn về công nghệ với hệ hống đèn
pha dạng LED nổi tiếng mà Audi đang theo đuổi.
Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam
Hãng xe Đức tự hào rằng không chiếc đèn nào trên A8L có sợi đốt. Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam Nội thất A8 tràn ngập nút điều khiển từ hàng ghế trước đến ghế sau. Màn hình trung tâm có độ phân giải cao, bộ giao diện MMI thiết kế mới với nhiều tiện ích hơn, điều hòa tự động 4 vùng độc lập. Toàn bộ các ghế trang bị chức năng massage nhiều chế độ, hàng ghế sau có hộc lạnh. Bản tiêu chuẩn của A8L trang bị dàn âm thanh 14 loa Bose. Khách hàng có thể chọn dàn 19 loa của Bang&Olufsen công suất 1.400 W. Ổ cứng 20GB, dàn DVD cho ghế trước và sau.
Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam Người lái có thể chọn các chế độ lái bình thường (Normal), êm ái (Comfort), năng động (Dynamic) và tự chọn (Individual). Chế độ tự chọn (Individual) là điểm khác biệt với các đối thủ khi có thể cài đặt trạng thái của động cơ, hệ thống treo hay hộp số một cách riêng biệt. Động cơ có thể làm việc ở trạng thái tính năng cao, hộp số nhạy nhưng hệ thống treo thì êm ái. Mức giá dành cho A8L phiên bản 4.2 là 4.9 tỷ đồng.

 Lexus LS 460L
Cuối cùng là chiếc xe sang mới gia nhập thị trường Việt nam, Lexus LS 460L. Đây là phiên bản trục cơ sở dài (Long wheel base) của dòng sedan hạng sang Lexus LS, với chiều dài cơ sở lớn hơn 122mm so với phiên bản LS thường, nâng chiều dài tổng thể của xe lên 5210 mm, và thuộc dòng sedan cỡ lớn.
Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam LS 460L được trang bị động cơ V8 với dung tích lên đến 4,6 lít, cho công suất cực đại 382 mã lực và mô-men xoắn gần 500Nm, dẫn động cầu sau. Tương tự như các đồi thủ, Lexus LS 460L được trang bị một loạt các tiện nghi cao cấp như: nội thất bọc da Semi-Aniline, ghế lái chỉnh điện 16 hướng ghi nhớ vị trí, ghế phụ chỉnh điện 12 hướng, hàng ghế sau cũng chỉnh điện, điều hòa 4 vùng độc lập với chức năng tạo ion âm, màn hình hiển thị 12.3 inch, hệ thống âm thanh cao cấp Mark Levision, hệ thống giải trí cho ghế sau với màn hình riêng và đầu Blu-ray.
Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam
 Cuộc chiến giữa bộ tứ sedan hạng sang tại Việt Nam Bên cạnh các tiện nghi, Lexus LS 460 L còn được trang bị hệ thống an toàn với 10 túi khí, cùng các hệ thống điện tử như ABS, ECB, EBD, BA (thuộc hệ thống phanh), hệ thống điều khiển hành trình, hỗ trợ đỗ xe, hệ thống chống trượt TRC, ổn định thân xe VSC, và đặc biệt là hệ thống quản lý xe thông minh VDIM. Mức giá mà Lexus Việt Nam đưa ra cho LS 460L là 5,7 tỉ đồng.


 Kết luận Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ở phân khúc sedan hạng sang của những thương hiệu lừng danh thì yếu tố công nghệ và các trang bị đi kèm không còn mang yếu tố quyết định. Điều mà các khách hàng tại Việt Nam đang nhắc tới khi so sánh các mẫu xe với nhau hiện tại chính là giá bán mà các hãng xe đưa ra. Xét về yếu tố này Mecedes-Benz S500 đang có ưu thế lớn nhất khi giá bán chỉ từ 4,6 tỉ đồng. Nếu bạn là một người đặt giá trị của thương hiệu lên hàng đầu thì Mecedes-Benz S500 chính là “anh tài” trong lựa chọn của bạn. BMW 750Li 2013 sẽ là lựa chọn xứng đáng nhất nếu bạn là một người muốn sở hữu một chiếc sedan hạng sang với những trang bị đẳng cấp cho hàng ghế thứ hai nhưng vẫn có được cảm giác lái tuyệt vời khi ngồi sau vô lăng thì chắc hẳn bạn sẽ không bận tâm tới mức giá 5,7 tỉ đồng của 750Li. Còn nếu bạn là một người điềm đạm và thích một chiếc sedan hạng sang có thể dung hòa được cả 2 yếu tố về sự sang trọng và cảm giác lái thì Audi A8 có thể đáp ứng các tiêu chí này và nếu bạn thích “ăn chắc mặt bền” khi chọn mua xe hơi thì Lexus LS460L lại là lựa chọn sáng giá.

1 Chiếc xe Lexus LS460L đời 2010 đã qua sử dụng có giá bán tham khảo khoảng 162.000$ tại salon Auto Thăng Long- 69 Lê Văn Lương- Cầu giấy - HÀ NỘi

Đánh giá 3 mẫu xe sedan sang trọng tầm trung: Audi A4, BMW 328i, Mercedes-Benz C250

So sánh 3 xe sang Audi A4, BMW 328i và Mercedes C250 2012

Việc thay đổi truyền thống lịch sử chỉ làm cho những chiến tích của BMW thêm vang dội, kể cả khi họ đứng trước các đối thủ mạnh mẽ cùng quê hương là Mercedes-Benz hay Audi.
Bạn sẽ có đôi chút giật mình khi nghe tin BMW đã từ chối trang bị động cơ 6 xy lanh thẳng hàng quen thuộc của thương hiệu BMW cho 328i 2012, thay vào đó là một động cơ 4 xy lanh 2.0 lít tăng áp. Sự thay đổi lớn này đặt phiên bản cơ sở của 3 Series tương đồng với các đối thủ cạnh tranh 4 xy lanh của nó là Audi A4 2012 và Mercedes-Benz C250 2012.
Tuy nhiên, với truyền thống giàu có trong việc sử dụng động cơ 6 xy lanh thẳng hàng của BMW và lòng trung thành của các khách hàng thì liệu động cơ 4 xy lanh mới này có thực sự là một bước tiến?
Tất cả đều là những chiếc xe rất tốt. Sau hai tuần, hàng trăm kilomet lái xe và một ngày thử nghiệm trên đường đua, người chiến thắng rõ ràng đã lộ diện. BMW 328i 2012 đã tách biệt khỏi cuộc cạnh tranh của nó.
Giá bán
Những gì mà chúng ta có ở đây là ba chiếc sedan sang trọng cơ sở với mức giá cơ bản khoảng 35 nghìn USD (tại thị trường Mỹ). Thật là mỉa mai khi Audi, được trang bị tiêu chuẩn truyền động bốn bánh và cấu hình hệ thống treo tinh vi nhất trong nhóm lại đưa ra mức giá cơ sở thấp nhất.
  
Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa mức giá cơ sở với những gì bạn phải trả. Chi phí sẽ tăng lên rất nhanh theo một đường thẳng hướng lên. Thực tế, phiên bản đầu vào 3 Series được trang bị như một điển hình của các tùy chọn BMW, vì vậy chiếc xe thử nghiệm 328i của chúng tôi dừng lại ở mức 50.745 USD. Tất nhiên chi phí này bao gồm một số tùy chọn quan trọng, tốn kém nhất là gói Premium 3,600 USD. Ngoài ra, còn có cả gói Công nghệ 2,550 USD và trang trí Sport Line 2,500 USD.
Audi A4 “khiêm tốn” ở mức giá 45.675 USD, rẻ hơn BMW 5.070 USD. Chiếc xe cũng được trang bị nhiều tùy chọn tốn kém mà nổi bật là gói Prestige 9.500 USD với hệ thống định vị MMI, gói tiện nghi với ghế sưởi trước và hệ thống âm thanh cao cấp Bang & Olufsen. Mercedes C250 2012 đắt hơn một chút so với A4 – 45,900 USD bao gồm gói Preminum và Multimedia.
Động cơ – hộp số
Không còn nghi ngờ gì khi các quy định ngày càng thắt chặt của Corporate Average Fuel Economy (CAFE) chịu trách nhiệm cho hai xy lanh “bị giảm bớt” trên mẫu BMW uy tín nhất. Tất nhiên là cũng có một vài lợi ích, khi lượng tiêu thụ nhiên liệu của động cơ 4 xy lanh tăng áp đã giảm xuống một chút so với động cơ 6 xy lanh hút thường (8.76 lít/100 km và 10.75 lít/100km).
Hơn nữa, động cơ tăng áp 4 xy lanh 2.0 lít phun trực tiếp của BMW có thể sản sinh công suất 240 mã lực và mô men xoắn 346 Nm, tăng 10 mã lực và 75 Nm so với phiên bản 6 xy lanh 3.0 lít không sử dụng tăng áp của năm 2011. Chiếc xe thử nghiệm của chúng ta được trang bị hộp số sàn 6 cấp tiêu chuẩn. Một hộp số tự động 8 cấp cũng là tùy chọn có sẵn với chi phí bằng 0 trừ khi bạn lựa chọn cần chuyển số giá 475 USD.
Tuy nhiên, BMW không đơn độc khi giới thiệu hộp số 4 xy lanh trong phân khúc của những chiếc sedan cao cấp. Mercedes-Benz C250 2012 là một mẫu xe mới hoàn toàn được đặc biệt tạo ra để tiêu thụ nhiên liệu theo cách hiệu quả nhất có thể, ngay cả khi chủ nhân của nó thuộc tầng lớp thượng lưu. Về thông số, động cơ 4 xy lanh thẳng hàng 1.8 lít tăng áp phun nhiên liệu trực tiếp có thể sản sinh công suất 201 mã lực và mô men xoắn 310 Nm với duy nhất hộp số tự động bảy cấp, tiêu tốn 9.46 lít/100 km đường hỗn hợp.
 
Audi A4 đã sở hữu sức mạnh 4 xy lanh từ mẫu xe năm 1997, mặc dù phiên bản 2012 sử dụng công nghệ tăng áp và phun nhiên liệu trực tiếp để cung cấp 211 mã lực và mô men xoắn 350 Nm từ động cơ 4 xy lanh 2.0 lít. Dù chọn hộp số sàn 6 cấp như trong chiếc xe thử nghiệm hay hộp số tự động 8 cấp (Gói cao cấp 1.300 USD), bạn đều được nhận hệ thống truyền động 4 bánh như trang bị tiêu chuẩn. Hộp số CVT cũng có sẵn trên những mẫu xe dẫn động cầu trước. Chiếc xe thử nghiệm đạt mức tiêu thụ tương đương như trên Mercedes C250: 9.46 lít/100 km.
Vận hành
Không ai mua phiên bản 4 xy lanh của những chiếc xe này để tỉ thí trên đường đua, tuy nhiên, có một lý do bạn trực tiếp bỏ qua là tại sao lại không có một phiên bản đường đua thu nhỏ chỉ dành cho 3 đối tượng của chúng ta. Và thử đoán xem, ai là người chiến thắng. Vâng, chính xác là 328i.
Với 1556 kg, BMW nhẹ hơn C250 44 kg và A4 107 kg. Kết hợp các số liệu thống kê với một lợi thế sức mạnh, BMW dễ dàng trở thành chiếc xe nhanh nhất trên đường thẳng. Thậm chí với trang bị truyền động 4 bánh, Audi vẫn không thể giữ được lợi thế của mình trong đoạn đường tăng tốc 0-97 km/h.
BMW 328i 2012 có thể tăng tốc 0-97 km/h trong 5,9 giây và đi được quãng đường 400 m trong 14,1 giây với vận tốc 158,24 km/h. A4 chậm hơn một chút với thời gian tăng tốc 0-97km/h trong 6,2 giây và đi được 400m trong 14,6 giây tại 150,56 km/h. Mercedes Benz, bị cản trở bởi hộp số tự động là chiếc xe chậm chạp nhất, đạt được tốc độ 97 km/h trong 7,3 giây và đi được quãng đường 400 m trong 15,3 giây tại 145,12 km/h.
Không ai ngạc nhiên khi biết rằng chiếc xe chậm chạp nhất lại là chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất. C250 tiêu tốn 9,58 lít/100km trên quãng đường 1088 km tổng hợp. Theo sau là 328i với 10,02 lít/100 km trên 2328 km. Còn Audi A4 ở mức 10,95 lít/100km trên 1094 km.
Mặc dù vậy, những bài kiểm tra xử lý khách quan phần lớn lại ủng hộ Audi, chiếc xe sở hữu tốc độ slalom (tốc độ cuối cùng khi di chuyển qua các chướng ngại vật) 110.72 km/h và khả năng gia tốc ở góc cua tốt nhất ở 0.92g. Mặc dù có vẻ khác nhau về ý tưởng, song 328i và C250 lại khá tương đồng trong các bài kiểm tra này. BMW đo được 106,72 km/h khi slalom trong khi Mercedes Benz đạt 105.92 km/h và cả hai đều sở hữu gia tốc ở góc cua 0.88g.
 
Hiệu quả phanh chất lượng cao của Audi lại một lần nữa chứng tỏ cho chúng ta trong bài kiểm tra khi chiếc xe này dừng lại từ vận tốc 96 km/h chỉ trên quãng đường 32,7 m. C250 và 328i phải nhờ đến quãng đường dài hơn so với đối thủ Audi A4 lần lượt là 1,21 m và 2,12 m.
Nội thất
Kéo dài 5,08 cm, chiều dài cơ sở của BMW 3 Series hiện nay lên đến 281 cm. Điều này mang đến cho BMW sự cân bằng với Audi A4, mẫu xe đã tăng chiều dài của nền tảng truyền động bốn bánh vào năm 2009 trong một nỗ lực để đạt được động học xử lý tốt hơn một chiếc xe truyền động sau.
Mercedes-Benz C250 2012 sở hữu chiều dài cơ sở 276 cm. Khác biệt 5 cm khó có thể làm chiếc xe này nhỏ đi, nhưng nó lại khiến không gian để chân bị hụt mất vài cm. Nếu bạn có chiều cao trung bình, bạn sẽ không khó khăn trong việc tìm cho mình một không gian phía sau Mercedes Benz. Nhưng nếu kích thước đó vượt trên 1 mét 82, bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi phải di chuyển đường dài. Ngoài ra, Mercedes-Benz còn cung cấp không gian phía trên đầu hạn hẹp nhất so với hai đối thủ còn lại.
Tuy nhiên, nội thất tốt nhất lại không chỉ được quyết định bởi không gian. Theo ước tính của chúng tôi, niềm vinh hạnh này được dành cho Audi. Danh tiếng đối với thành tựu này được đóng góp bởi gói tùy chọn S line Plus, bổ sung da lộn giả cho da tiêu chuẩn của A4 trên hầu hết các bề mặt ghế ngồi quan trọng. Ngoài ra, còn có nhiều chi tiết khảm nhôm bóng và trần xe vải đen.
 
Khi nói đến giao diện thoải mái và thuận tiện của các tính năng điện tử trong cabin, Audi lại từ bỏ vị trí dẫn đầu của mình bởi MMI hơi yếu thế khi so sánh với BMW iDrive và Mercedes COMAND. Cả ba hệ thống đều tích hợp định vị, điện thoại và điều khiển âm thanh audio trong một giao diện nút bấm và núm điều khiển.
Một số đặc điểm khác
Có lẽ, đặc điểm rõ nét nhất của Mercedes Benz C250 là sự đơn giản, trung thực trong mỗi tính năng. Đây chính là sự di truyền “gen” từ những người anh em to lớn hơn như E-Class và S-Class. Mặc dù C-Class thiếu gia tốc tầm cỡ “tên lửa” của những chiếc xe kể trên, nhưng nó vẫn gửi đến những chuyển động thân xe được kiểm soát cẩn thận tương đồng khi bạn ngồi sau tay lái.
Tất nhiên, nhược điểm của một nền tảng vững chắc trong trường hợp này là đặc điểm lái xe kém hấp dẫn. Có ít sức mạnh trong C250 hơn hai ứng viên còn lại, mặc dù vấn đề với hệ thống truyền động không lớn như với khung gầm. Hộp số tự động phản ứng chậm chạp và không bổ sung cho động cơ yếu nhất trong nhóm.
A4 là chiếc xe kiểm soát tốt nhất ở đây và hết sức linh hoạt, thân xe ít bị lật, phản ứng nhanh chóng từ vô lăng và bàn đạp hiệu quả, đáng tin cậy nhất. Tất nhiên, bạn có thể quên điều chỉnh trạng thái cua từ khung gầm khi bạn đang ở giữa của đoạn rẽ, nhưng vấn đề này không đáng kể khi những chiếc xe khác chỉ là các chấm nhỏ trên gương chiếu hậu.
 
BMW không khuyến khích bạn phô trương sản phẩm của họ trên bất kỳ “con đường làng” nào, nhưng nó cung cấp một kỹ năng xử lý đường núi chất lượng để bổ sung vào công thức cổ điển của BMW cho tất cả những thành công xung quanh. Hệ thống lái hỗ trợ điện tử mới không cởi mở nhưng nó cũng không quá khó sử dụng. Nội thất cung cấp cảm giác tương tự như một chiếc 3 Series thế hệ gần đây với một sửa đổi. Và theo con mắt chủ quan của chúng tôi, kiểu dáng ngoại thất khiến 328i trở thành chiếc xe tỏa sáng nhất.
Tính tương đối
Trong tất cả các bài thử nghiệm so sánh vô cùng khó khăn để đánh giá, tất cả đều mang tính chủ quan của người lái. Chúng tôi phải hỏi tại sao Audi xử lý tốt nhất và sự vững chãi của Mercedes Benz lại quan trọng. Những chi tiết như thế cuối cùng đã xác định đặc tính của một chiếc xe và mang về lòng trung thành thương hiệu của khách hàng. Chúng tôi cho rằng điều đó là cần thiết.
Vì vậy, bạn nên biết, một phần lý do Audi xử lý tốt nhất là bởi vì nó được trang bị lốp dính nhất, rộng nhất bao quanh những bánh xe lớn nhất, nặng nhất. Đây là một sản phẩm của gói tùy chọn S line Plus mang đến cho A4 chi tiết nội thất chúng ta ưa thích. Kết quả, A4 được quyết định là chiếc sedan mang đến cảm giác thể thao nhất.
Tùy chọn Audi Drive Select trị giá 2.950 USD sẽ giảm nhẹ tác động của bánh xe cỡ lớn bằng cách điều chỉnh hoạt động bướm ga, hỗ trợ lái để phù hợp với các hoàn cảnh lái xe khác nhau. Tuy nhiên, nó không phải là một phần của gói tùy chọn trên chiếc Audi thử nghiệm. C250 cũng có thể hưởng lợi từ gói Xử lý động học 1.530 USD tùy chọn, bổ sung bộ giảm xóc có thể điều chỉnh và tỷ lệ lái biến thiên cho C-Class, tuy nhiên nó không được trang bị trên chiếc xe thử nghiệm của chúng tôi.
Trong khi đó, 328i bao gồm Driving Dynamics Control, giám sát bướm ga điện tử, bộ giảm xóc điều chỉnh tùy chọn của hệ thống treo Adaptive M chắc chắc giúp 3 Series trở thành một chiếc xe mà tất cả mọi người đều mong muốn.
Người chiến thắng
Chúng tôi sẽ mang vương miện trao cho BMW 328i 2012, tuy nhiên, chiến thắng này không đồng nghĩa rằng bạn cũng sẽ thích sự lựa chọn của chúng tôi. Bởi như đã nói ở trên, mọi nhận xét đều là chủ quan, bạn có thể thích các ưu tiên khác trên Audi/Mercedes-Benz phục vụ bạn tốt hơn.
Nhưng với những gì BMW 328i đã thể hiện, chiếc xe này xứng đáng đứng trên những người đồng hương, mặc dù thiếu mất hai xy lanh quan trọng mang tính lịch sử.
1 chiếc Mercedes Benz C250 2011 đã qua sử dụng có giá tham khảo khoảng 1 tỉ 180tr. 1 mức giá rất cạnh tranh so với các đối thủ có mức giá cao hơn quá nhiều do bị áp nhiều mức thuế.